Suy giảm chức năng buồng trứng: 10 năm long đong chữa vô sinh

“Tôi năm nay 36 tuổi, xây dựng gia đình đã hơn 10 năm, nhưng chưa sinh được con. Vợ chồng tôi đã khám ở nhiều bệnh viện trong và ngoài nước, chồng tôi khỏe mạnh, không bệnh tật gì, do tôi bị trứng lép, đã dùng nhiều loại thuốc đông và tây y, nhưng vẫn chưa có kết quả. Rất mong Tòa soạn báo quan tâm, giúp đỡ để tôi có thể giải quyết được căn bệnh này và sinh được con. Tôi vô cùng cảm ơn quý báo!”

Đây là bức thư của bạn đọc Nguyễn Thu Vân (Phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) gửi tới Tòa soạn trong thời gian qua. Hy vọng với bài viết của chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết tâm sự trên.

Chúng tôi cầm bức thư của độc giả tới gặp Tiến sĩ Đoàn Minh Thụy, giảng viên Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, Tổng thư ký Hội Y học giới tính Việt Nam, được biết, với tình trạng bệnh nhân có chất lượng trứng như vậy trước hết phải xem tình trạng kinh nguyệt của bệnh nhân có bị rối loạn không và cần kiểm tra một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

 

Xét nghiệm dự trữ buồng trứng: Xét nghiệm có ý nghĩa để đánh giá dự trữ buồng trứng là FSH (folllicle stimulating hormone) vào ngày 2 chu kỳ kinh. Ngoài FSH, có thể làm thêm một số xét nghiệm khác như estradiol, AMH (antimüllerian hormone)…cũng như siêu âm bằng đầu dò qua đường âm đạo để đếm số lượng nang noãn thứ cấp AFC (antral follicle count) vào những ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt. Dựa vào các xét nghiệm dự trữ buồng trứng người ta có thể biết khả năng phát triển nang noãn hoặc chất lượng noãn và khả năng đáp ứng của buồng trứng với nội tiết tố từ trên não.

 

Dự trữ nang noãn cạn, khó khả năng có con

TS Đoàn Minh Thụy chia sẻ thêm, mỗi buồng trứng của bé gái sơ sinh có khoảng 1 – 2 triệu noãn bào. Các nang noãn tiếp tục thoái hóa, đến tuổi dậy thì còn khoảng 300.000 – 400.000 nang. Trong cả cuộc đời sinh sản (khoảng 30 năm) của nữ giới chỉ có khoảng 400 nang noãn này phát triển tới chín hoàn toàn để rụng (phóng noãn). Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường chỉ có một nang noãn chín và phóng noãn còn hàng trăm nang khác bị thoái hóa và teo đi vào ngày thứ 7 của vòng kinh. Như vậy, nang noãn chỉ tồn tại và phát triển trong một giai đoạn nhất định, chứ không giống như nam giới là sinh sản tinh trùng cho đến hết đời.

Với trường hợp trên, có thể người phụ nữ này bị suy giảm chức năng buồng trứng sớm. Có  nhiều nguyên nhân có thể gây ra suy giảm chức năng buồng trứng sớm như: do di truyền, các bệnh lý tự miễn, nhiễm vi khuẩn, do can thiệp điều trị như lạm dụng kích trứng quá nhiều, tia xạ… hoặc suy buồng trứng vô căn do có thoái hóa buồng trứng sớm hoặc hội chứng kháng buồng trứng…

Trong trường hợp không còn nang noãn hoặc nang kém chất lượng do buồng trứng không đáp ứng với các phương pháp kích trứng thì phải xin noãn để thụ tinh trong ống nghiệm. Các nhà khoa học nhận thấy tử cung của người phụ nữ vẫn còn khả năng mang thai một thời gian khá lâu, hơn 10 năm sau khi buồng trứng ngưng hoạt động (như sau khi mãn kinh). Vào năm 1997,  một phụ nữ 63 tuổi, đã mãn kinh, vẫn có thể   mang thai và sinh con khỏe mạnh với trứng hiến tặng được công bố trên thế giới. Thành công này giúp những người phụ nữ mà buồng trứng suy yếu hoặc không còn hoạt động, vẫn có thể mang thai, sinh đẻ, thực hiện thiên chức thiêng liêng là làm mẹ.

Nếu trường hợp dự trữ buồng trứng giảm nhưng FSH và E2 vẫn trong giới hạn bình thường, hàng tháng vẫn còn nang noãn hoặc nang noãn kém chất lượng có thể sử dụng một số thuốc thảo dược có tác dụng điều kinh, bổ tinh huyết, ôn ấm bào cung..làm nang noãn phát triển.thì vẫn có thể sinh con của chính mình, với các vị thuốc như thục địa, kỷ tử, hà thổ ô… và bổ sung các loại thực phẩm, các loại đậu, trái cây để tăng lượng nội tiết tố nữ.

Theo P.Hằng 

 

 

Comments are closed.