Giãn tĩnh mạch tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh. 90% giãn tĩnh mạch tinh xảy ra ở một bên và thường là ở bên trái.
Cơ chế nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh là do không có vạn hoặc thiểu năng hệ thống van vì vậy có trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh.
Chẩn đoán dựa vào
– Các triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân đến khám vì đau tức vùng bẹn bìu hoặc
hiếm muộn con; khám thực thể ở tư thế đứng có thể dễ dàng nhìn thấy hoặc sờ thấy búi giãn tĩnh mạch ở phía trên và sau tinh hoàn, mức độ giãn có thể gia tăng khi làm nghiệm pháp Valsalva
Giãn tĩnh mạch tinh được phân làm 4 độ
Độ 0: chưa có biểu hiện lâm sàng và chỉ phát hiện được khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi siêu âm
Độ 1: Sờ thấy hoặc nhìn thấy giãn tĩnh mạch tinh khi làm xét nghiệm Valsalva.
Độ 2: Sờ thấy nhưng không nhìn thấy tĩnh mạch tinh ở tư thế đứng thẳng.
Độ 3: Nhìn thấy rõ búi giãn tĩnh mạch tinh hiện lên dưới da bìu ở tư thế đứng thẳng.
– Các triệu chứng cận lâm sàng: siêu âm Doppler màu để đo độ giãn tĩnh mạch
tinh(bình thường khẩu kính của tĩnh mạch tinh là 2mm); siêu âm và chụp vi tinh cắt lớp; thử tinh dịch đồ trong trường hợp hiếm muộn con.
Điều trị:
– Điều trị nội khoa: dùng các thuốc để tăng cường độ bền vững của thành mạch
máu như Daflon…
– Dùng thủ thuật nội soi để nút mạch
– Dùng phẫu thuật cắt và thắt 2 đầu của tĩnh mạch tinh bị giãn sau khi làm xẹp hết
máu ở phần ngọai vi tĩnh mạch. Có thể mổ mở hoặc mổ nội soi.