Tang thầm Fructus Mori albae – vị thuốc với nhiều tác dụng quý

Quả kép chín đỏ, phơi khô của cây Dâu tằm (Morus alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae).
Quả dâu tằm ăn được và được tiêu thụ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Châu Á. Dâu tằm đổi màu từ trắng sang đen khi trưởng thành và thường được ăn tươi hoặc chế biến thành thực phẩm như rượu, nước ép trái cây và mứt. Cây dâu tằm là loài cây rụng lá thuộc chi Morus (họ Moraceae). Có hơn 17 loài mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới. Các loài phổ biến nhất là Morus alba (dâu trắng) và Morus nigra (dâu đen). Đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện kể từ khi một số đánh giá về loài này được công bố. Trong đông y Morus alba L. được sử dụng làm thuốc chữa tiểu đường, viêm khớp, thấp khớp, điều trị sốt, bảo vệ gan, cải thiện thị lực, lợi niệu, hạ huyết áp, hạ đường huyết và chống béo phì.
Fructus Mori, quả của cây Morus alba L., có vị cam, toan, ôn, quy các kinh tâm, can, thận. Công năng: Bổ huyết, tư âm, sinh tân, nhuận táo. Chủ trị: Chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, râu tóc bạc sớm, tân dịch thương tổn, miệng khát, nội nhiệt tiêu khát (đái tháo đường), táo bón. Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy quả dâu (tang thầm) có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, chống béo phì, điều hòa miễn dịch và hạ đường huyết. Ngoài ra, nghiên cứu trước đây cho thấy rằng điều trị kết hợp bằng lá dâu và trái dâu có hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa tác dụng béo phì so với điều trị đơn thuần; hỗn hợp này ức chế tình trạng viêm do béo phì và stress oxy hóa.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Trong lịch sử sử dụng trong y học của dâu tằm, tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các hợp chất thiên nhiên trong quả dâu (tang thầm) được nghiên cứu nhiều hơn cả, các hợp chất được tìm thấy gồm quercetin, alkaloid pyrrole, xyanua, epigallocatechin, epigallocatechin gallate, gallocatechin, gallocatechin gallate, isorhamnetin glucuronide, isorhamnetin hexoside, isorhamnetin hexosylhexoside, kaempferol, glucuronide, kaempferol hexoside, kaempferol hexosylhexoside, kaempferol rhamnosylhexoside, morin, odisolane, và naringin, và phenolic, flavonoid , axit quinic, anthocyanin….. Các hoạt chất này đã được nghiên cứu điều trị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, các vấn đề về tuần hoàn máu, ho và hen suyễn ở người và gần đây đã được chứng minh là có tác dụng trên trong các thí nghiệm trên động vật.
Các nghiên cứu cho thấy tổng hàm lượng phenolic của quả dâu trắng cao hơn dâu đen, việt quất, mâm xôi và dâu tây.
Chiết xuất nước Morus alba đã được chứng minh là giúp giảm trọng lượng cơ thể, lipid máu trong bệnh béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) gây ra. Arfan và cộng sự. đã chứng minh rằng chiết xuất axeton hoặc metanol của M. alba có khả năng chống oxy hóa cao.
Quả dâu tằm có tác dụng kích thích miễn dịch cao nhất so với các bộ phận khác của cây. Theo nghiên cứu của Zhang, tính chất vật lý của quả dâu tằm thay đổi đáng kể trong quá trình trưởng thành. Quả quả dâu tằm được phân thành bốn giai đoạn: (1) chưa trưởng thành, (2) bán trưởng thành, (3) trưởng thành và (4) trưởng thành hoàn toàn. Trong các nghiên cứu của Liu, trái cây trưởng thành được phát hiện có chứa tổng lượng polyphenol và anthocyanin cao hơn, đồng thời cũng có tác dụng chống oxy hóa tổng thể cao hơn ở các nghiên cứu trên mô hình động vật so với trái cây chưa trưởng thành. Quả chưa trưởng thành có độ pH thấp (làm tăng thời gian bảo quản). Về mặt dinh dưỡng, trái cây chưa trưởng thành có hàm lượng protein, chất béo thô, chất xơ thô và khoáng chất cao cũng như nồng độ GABA, axit amin, tocopherols, axit phenolic và flavonol cao (có vai trò chức năng trong sự phát triển của trái cây)

Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng từ 9 g đến 15 g. Dạng thuốc sắc bằng nước sôi hay ngâm rượu.

ĐMT lược dịch